1. Humectant là gì?
Humectant hay chất hút ẩm là các chất có khả năng hút và liên kết với nước, được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm. Thông thường, các chất này là các chất thân nước, có cấu tạo gồm nhiều nhóm hóa học có khả năng tạo liên kết hydro với nước
2. Phân loại các humectant
Các humectant có thể được phân loại như sau:
– AHA (α-hydroxy acid): Các đại diện của nhóm này có thể kể đến bao gồm lactic acid và glycolic acid. Đây là các chất hút ẩm rất hiệu quả. Các loại AHA này cũng thúc đẩy sự bong tróc lớp sừng và cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ của da bằng cách làm tăng nồng độ các ceramide. Lactic acid đã được sử dụng tại chỗ với nồng độ lên đến 12% trong điều trị bệnh vảy cá và khô da trong nhiều năm qua. Các dạng muối của AHA như nhôm lactate và natri lactate cũng được sử dụng.
Bạn đang xem: Cấp ẩm (humectant), làm mềm (emollient) và khóa
– Natri pyrrolidone carboxylic acid: Đây là một thành phần giữ ẩm tự nhiên cùng với lactic acid và các acid amin.
– Ure: Ure là một thành phần trong các yếu tố giữ ẩm tự nhiên. Ure giúp thúc đẩy sự hấp thu nước vào lớp sừng. Nó cũng thúc đẩy sự bong tróc tế bào và làm tăng khả năng thấm của nhiều hoạt chất. Nó cũng cải thiện chức năng hàng rào của da và giảm sự mất nước qua biểu bì (TEWL). Ure giúp cải thiện tình trạng ngứa và hữu ích trong điều trị bệnh vảy cá, rối loạn liên quan đến tăng sừng hóa và viêm da dị ứng.
– Glycerin: Đây là một chất hút ẩm thường được sử dụng và có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da do giá thành rẻ và hiệu quả tốt. Ngoài khả năng hút và liên kết với nước, nó còn được chứng minh là mang lại lợi ích trong sửa chữa hàng rào bảo vệ của da. Các chất giữ ẩm khác tương tự glycerin (chứa nhiều nhóm alcol) có thể kể đến bao gồm propylene glycol, butylene glycol, panthenol hay sorbitol.
Hyaluronic acid cũng là một chất giữ ẩm với cơ chế gần tương tự, với nhiều nhóm hóa học có khả năng tạo liên kết hydro với nước (alcol, amide, carboxylic acid), nhưng nó còn đặc biệt ở chỗ là có khả năng trương nở mạnh và hình thành cấu trúc dạng gel với nước, điều này làm cho nó có khả năng hút ẩm mạnh hơn đáng kể các chất kể trên. Tuy vậy, giá thành của chất này là không rẻ.
– Chiết xuất lô hội (nha đam): Đây là nhóm chất hút ẩm tự nhiên, dịu nhẹ và ít gây kích ứng da. Khả năng hút ẩm của chúng có thể đến từ các polymer tự nhiên có khả năng hình thành cấu trúc dạng gel với khả năng hút nước mạnh.
3. Tính chất và công dụng của các humectant
Các chất hút ẩm này có khả năng hút nước từ môi trường và từ cả da của người sử dụng. Thông thường khi độ ẩm không khí lớn hơn 70%, các chất này có khả năng hút nước từ môi trường và giữ ẩm cho da, nhưng khi độ ẩm không khí thấp, chúng sẽ hút nước từ các lớp biểu bì và trung bì sâu hơn, điều này có thể gây khô da và làm tăng mất nước qua biểu bì. Do vậy, các chất hút ẩm thường không được sử dụng đơn độc mà được sử dụng cùng với các chất khóa ẩm (occlusive) nhằm giữ lại nước trên da. Nước được giữ lại ở da nhiều hơn sẽ giúp da căng mịn và hạn chế được sự xuất hiện của các nếp nhăn, đồng thời cải thiện các tình trạng khô, nứt và bong tróc da vào mùa hanh khô.
Các chất hút ẩm hiện nay được sử dụng trong hầu như mọi loại mỹ phẩm, chúng đặc biệt được sử dụng nhiều trong các mỹ phẩm dưỡng ẩm, làm mềm da, chống già hóa da. Ngoài vai trò hút ẩm, nhiều chất hút ẩm còn tham gia vào các vai trò quan trọng khác như làm dung môi hòa tan (glycerin, propylene glycol, butylene glycol…), làm sáng da và điều trị các tình trạng tăng sắc tố da (AHA), làm dịu da, tạo mùi dễ chịu cho sản phẩm (chiết xuất lô hội), làm chất tăng thấm (tăng cường tác dụng của các hoạt chất trong sản phẩm), kích thích tổng hợp ceramide trên da (L-lactic acid).
Xem thêm: Nhan Sắc Thăng Hạng Và Cuộc Sống Bình Yên Của Trúc Diễm Sau 2 Năm Sang Mỹ
Tài liệu tham khảo
Harwood A, Nassereddin A, Krishnamurthy K. Moisturizers.
Pearls
Pearls Publishing; 2021 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK545171/
Sethi A, Kaur T, Malhotra SK, Gambhir ML. Moisturizers: The Slippery Road. Indian J Dermatol. 2016;61(3):279-287. doi:10.4103/0019-5154.182427.
Thành phần cấp ẩm da có trong mỹ phẩm mang lại cho làn da được dưỡng đủ ẩm. Da khoẻ phải là một làn da đủ ẩm, có độ căng mướt và sáng bóng. Tùy theo tình trạng da theo từng thời điểm sẽ cần chế độ chăm sóc và cấp ẩm khác nhau. Vậy nó bao gồm những hoạt chất nào và đặc điểm ra sao hãy theo dõi bài viết sau đây.
Những Lợi Ích Thần Kỳ Của Collagen Đối Với Da
Phân tử ngậm nước hyaluronic acid và những điều nên biết?
Chức năng của thành phần cấp ẩm da?
Humectants là tên khoa học của thành phần cấp ẩm. Chúng được chia thành nhiều nhóm cấp ẩm khác nhau và có gốc chung là Hydroxyl (-OH) hoặc Hydrophillic liên kết với các phân tử nước. Qua liên kết này, thành phần cấp ẩm có thể đưa độ ẩm từ nơi có độ ẩm cao đến nơi có độ ẩm thấp tạo ra sự cân bằng phân tử. Như vậy, Humectants sẽ đưa các chất cấp ẩm có trong mỹ phẩm thẩm thấu vào tế bào da. Cung cấp cho làn da lượng ẩm cần thiết duy trì sự cân bằng, mịn màng và căng bóng.
Các thành phần cấp ẩm da dưới dạng liên kết phân tử
Tuy nhiên, do đặc tính chuyển độ ẩm cao đến nơi độ ẩm thấp nên cần chú ý tình trạng hút ẩm ngược. Thường xảy ra ở môi trường hanh khô hay đắp mặt nạ quá lâu. Vì vậy bạn nên bổ sung thêm bước khoá ẩm nhầm tạo lớp màng bảo vệ lại lượng ẩm trên da. Hiện nay đa số các sản phẩm cấp ẩm sẽ bổ sung thêm Occlusives (thành phần khóa ẩm). Đối với làn da dầu cần chú ý sử dụng liều lượng vừa đủ tránh gây bít tắc da. Ngoài ra bạn cũng có thể cấp nước cho da bằng trái cây, rau xanh và uống đủ nước.
Các hoạt chất cấp ẩm cho da
Hoạt chất cấp ẩm Glycerin
Là hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật. Glycerin còn được gọi là glycerol có dạng chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi và có vị ngọt như siro.Nó thường được kết hợp cùng một vài loại chất giữ ẩm khác nhầm giữ độ ổn định khi độ ẩm được thấm vào da. Đóng một vai trò quan trọng và là một trong những thành phần chính trong các loại mỹ phẩm.
Thành phần cấp ẩm da Glycerin mang đến những tác động tuyệt vời trên da. Những chức năng chính thường được nhắc đến là:
Cung cấp dưỡng chất giúp da chống lại các chất gây kích ứng da Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, hồi phục vết thương Nâng cao hàng rào bảo vệ da chống lại những tác nhân bên ngoài Hydrat hoá lớp sừng daHyaluronic Acid
Các tín đồ làm đẹp ít nhất một lần đã nghe qua Hyaluronic Acid (HA). Là một thành phần cấp ẩm da không thể thiếu trong các dòng sản phẩm phục hồi, cấp ẩm. Khả năng ngậm nước gấp 1000 lần trọng lượng, khi tác dụng trên da có thể làm đầy các nếp nhăn, ngăn quá trình lão hoá. HA còn là một phân tử đường tự nhiên trong da, có tác dụng liên kết nước với collagen.
Cấu tạo dạng kem mỏng nhẹ phù hợp với nhiều loại da
Một dòng sản phẩm nổi trội trong phân khúc sản phẩm cấp nước – khoá ẩm cho da là Serum Image Vital C Hydrating Water Burst. Là dòng mỹ phẩm đến từ Mỹ với công nghệ khóa ẩm cho da ẩm mượt suốt 24 giờ mà không gây bóng nhờn. Kết hợp cùng công nghệ Water Burst technology (công nghệ nhũ tương tiên tiến) cho các thành phần được thẩm thấu sâu nhanh vào da. Các hoạt chất Magnesium Ascorbyl Phosphate, Tocopherol, Actyl Hexapeptide 8, Citrus Aurantium Dulcis Peel Oil,… tạo nên một tổ hợp chức năng toàn diện. Không chỉ giữ ẩm còn đồng thời giúp da săn chắc, đàn hồi và sử dụng trong thời gian dài nuôi dưỡng tế bào da trở nên trắng sáng.
PEG (Polyethylene Glycol)
Dẫn xuất của PEG được dùng làm chất giữ ẩm, dung môi, chất ổn định nhũ tương trong các loại mỹ phẩm. Nó được thêm vào nhằm hoà tan, làm đầy các chất khác nhau có trong sản phẩm và hỗ trợ các chất thẩm thấu vào da. Tuỳ thuộc vào công nghệ sản phẩm, công thức của công ty nồng độ PEG sẽ khác nhau.
Tuy có khả năng giữ ẩm, cân bằng lại độ ổn định p
H nhưng theo một số khuyến cáo không nên sử dụng sản phẩm có chứa PEG. Tuy nhiên theo các cuộc khảo sát, hầu như 99% các sản phẩm đều chứa thành phần cấp ẩm da này. Vậy với một liều lượng thích hợp thì PEG vẫn có tác dụng hút ẩm trên da.
Ceramide là gì? Vì sao da cần bổ sung ceramide?
Glycerin Là Gì? Công Dụng Dưỡng Ẩm Của Glycerin
Sodium PCA
Sodium PCA là một dạng muối của Axit Pyrrolidone Carboxylic (Axit Pyroglutamic). Theo nghiên cứu thì đây là hoạt chất không gây kích ứng trên làn da. Không chỉ là chất dưỡng ẩm và giữ ẩm dưới bề mặt da trong mỹ phẩm dưỡng. Nó còn được ứng dụng trong các loại dầu xả, dầu gội, kem nền hay son môi. Là một trong những thành phần hút ẩm tối ưu nhất, cao hơn Glycerin 1.5 lần. Về chiết xuất và chế tạo chi phí cao nên thường thành phần này chỉ xuất hiện trong các dòng mỹ phẩm cao cấp.
Thành phần cấp ẩm da thuộc phân khúc cao cấp
Propylene Glycol
Thành phần cấp ẩm da Propylene Glycol có tên gọi khác là 1, 2-propanediol. Nó có dạng chất lỏng sệt, không màu và gần như không mùi, vị ngọt nhẹ. Tương tự như các hoạt chất trên, Propylene Glycol có chức năng hút nước, giữ ẩm, dưỡng da và giảm độ nhớt trong sản phẩm do chỉ chứa 2 nhóm -OH. Đồng thời nó hoạt động như chất dung môi và góp phần tạo mùi thơm cho sản phẩm.
Lưu ý cấp ẩm cho da luôn căng mướt
Cấp ẩm là một bước không thể nào bỏ qua trong chu trình skincare. Các loại da có mức độ cấp ẩm khác nhau và khác nhau về cả thành phần có trong sản phẩm. Chú ý tỉ lệ trong bảng thành phần để không làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn hoặc không đủ ẩm khiến da khô ráp, dày sừng. Ngoài các loại mỹ phẩm, bạn có thể bổ sung thêm bằng các loại máy tạo độ ẩm, xịt khoáng và mặt nạ cấp ẩm nhằm tối ưu lượng nước da hấp thụ.
Thế giới skincare là “muôn hình vạn trạng” và các thành phần cấp ẩm da là một phần trong đó. Muốn làn da khỏe đẹp thì nhất thiết phải được nuôi dưỡng từ sâu bên trong. IMAGE Skincare không chỉ cung cấp các kiến thức về làm đẹp. Đồng thời còn mang đến cho chị em những sản phẩm làm đẹp với thành phần tự nhiên lành tính. Các chức năng được tối ưu hoá không chỉ tạo sự êm dịu cho da tức thời. Về lâu dài da ngày càng khoẻ mạnh, săn chắc hơn góp phần nâng tầm tự tin cho phái đẹp.
Câu hỏi thường gặp
Thiếu thành phần cấp ẩm da thì thế nào?
Thiếu đi các thành phần cấp ẩm da sẽ khiến cho làn da mất đi vẻ căng tràn sức sống vốn có. Nó như một chất năng lượng duy trì các hoạt động các tế bào của da. Thiếu hụt đi da dần khô sần hơn và đẩy nhanh quá trình lão hoá. Các biểu hiện có thể thấy là da nhăn nheo, nếp nhăn, da không đều màu,…
Nên cung cấp ẩm như thế nào?
Thành phần cấp ẩm da nên được duy trì thường xuyên, đều đặn hằng ngày. Thiếu hụt lượng ẩm gây nguy hiểm cho hoạt động của bộ máy da tạo nên các bệnh lý da khó điều trị. Bổ sung bằng các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, uống đủ nước, các sản phẩm bôi thoa hoặc thực phẩm chức năng.
Dưỡng ẩm có giúp tái tạo da không?
Câu trả lời là có và còn vô cùng quan trọng để da có thể sản sinh các protein cần thiết cho da duy trì sự tươi trẻ là collagen và elastin. Lão hoá sớm, da xấu và tiết nhờn nhiều, mờ thâm lâu,… là biểu hiện của làn da đang thiếu thành phần cấp ẩm da.