Cách nhận biết điện thoại android sử dụng chip arm hay x86, tegra

*
Tìm hiểu về cách ARM cấp bản quyền sử dụng nhân và kiến trúc bộ xử lí cho các công ty khác Ngày: Tuesday, 28, OctoberChủ đề:
*
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, cái tên ARM được nhắc đến rất nhiều đi cùng theo sự phát triển của smartphone, tablet. Nếu như trên mảng PC chúng ta có Intel , AMD thì trên mảng di động, ARM cũng "nổi tiếng" với mức độ tương đương bởi vì kiến trúc vi xử lí của họ được sử dụng trong hầu hết các thiết bị di động đang có mặt trên thị trường.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết về vị trí của ARM hiện tại cũng như con đường trong tương lai gần của hãng. Và để bắt đầu, chúng ta hãy xem mô hình kinh doanh của ARM khác với các hãng làm chip bán dẫn truyền thống như thế nào và nó ảnh hưởng ra sao đến các hãng làm thiết bị nhé.

Bạn đang xem: Cách nhận biết điện thoại android sử dụng chip arm hay x86, tegra

Sơ lược về ARMTrước hết chúng ta hãy điểm sơ qua ARM là gì và kiến trúc của họ nhé. Tên đây đủ của hãng là ARM Holdings và đóng trụ sở chính tại Anh Quốc. Ban đầu, chữ ARM viết tắt cho cụm từ Acorn RISC Machine, trong đó RISC là một cách thiết kế vi xử lí (sẽ nói kĩ hơn ở bên dưới), nhưng sau đó chữ Acorn đã được thay bằng chữ Advanced. Kiến trúc ARM được phát triển lần đầu tiên vào thập niên 1980 để dùng cho máy tính để bàn. Tính đến thời điểm hiện tại (2013), ARM là kiến trúc tập lệnh chỉ dẫn 32-bit được phổ biến nhất thế giới, vượt qua cả kiến trúc x86 của Intel, tính theo số lượng chip được sản xuất. Theo ARM Holdings, chỉ tính riêng năm 2010, kiến trúc của họ đã có mặt trên 95% số smartphone, 35% số TV và set-top box, 10% số máy tính di động được bán ra.Như đã nói ở trên, các con chip dùng kiến trúc ARM được tạo ra dựa trên thiết kếRISC(Reduced instruction set computing, tạm dịch là "tập chỉ dẫn điện toán được giản lược"). Thiết kế này giúp giảm đáng kể số lượng bóng bán dẫn cần thiết để vận hành một chiếc máy tính so với kiểuCISC(complex instruction set computer, tạm dịch là "tập chỉ dẫn máy tính phức tạp"), vốn được sử dụng phổ biến trong kiến trúc x86 của Intel cũng như các CPU AMD dành cho máy tính. Lợi ích của việc sử dụng RISC đó là các con chip được sản xuất với chi phí thấp hơn, lượng nhiệt tỏa ra khi hoạt động thấp hơn, mức độ tiêu thụ điện thấp hơn. Chính vì thế, những bộ xử lí ARM thường được dùng trong các thiết bị di động đòi hỏi thời lượng pin lâu và kiểu dáng nhỏ, nhẹ, điển hình là smartphone và tablet ngày nay.ARM sẽ cập nhật định kì kiến trúc nhân xử lí của mình. Hiện phiên bản được sử dụng phổ biến là ARMv7. Hãng cũng đã giới thiệu ARMv8 với nâng cấp đáng kể là bổ sung việc hỗ trợ điện toán 64-bit nhưng tính đến bây giờ vẫn chưa có thiết bị nào dùng chip ARMv8 được bán ra. Hầu hết các smartphone và tablet Android, i
OS, Windows Phone hiện nay đều dùng chip dựa trên ARMv7, và các hãng làm chip lớn có dùng ARMv7 là Qualcomm , NVIDIA , Samsung , AMD, TSMC, Global Foundries.Mặc dù rất phổ biến nhưng số lượng phần mềm dành cho kiến trúc của ARM chưa nhiều. Theo tài liệu từ Đại học Hardvard viết vào năm 2011, trên thế giới có hơn 90% phần mềm viết cho kiến trúc x86 và chúng chỉ có thể hiểu được x86 mà thôi, do đó việc đem phần mềm x86 để chạy trên máy ARM gần như là bất khả thi, trừ khi có được một môi trường giả lập tốt. Có thể dễ thấy rằng nếu bạn mang Word, Excel, Power
Point, vốn là những phần mềm x86, đem lên smartphone, tablet Android hay i
OS thì chúng chịu thua, không hoạt động được. Cũng chính vì thế mà Microsoft mới cho ra mắt hai bản Windows 8: một bản Windows 8 thường dùng với chip x86, Windows RT dùng với chip ARM. Nguyên nhân của việc này đó là những thiết bị chạy CPU ARM chỉ mới phổ biến trong thời gian gần đây, trong khi PC với CPU x86 đã có và được dùng rộng rãi gần hai mươi năm trước.Cách kinh doanh của ARMTrong ngành công nghiệp bán dẫn, chúng ta có hai khái niệm thường được nhắc đến, đó là fab và fabless. Một nhà sản xuấtfab(nguyên văn làfabrication maunufacturer) là một công ty có dây chuyền sản xuất và chế tạo bán dẫn. Họ là người sẽ làm ra những con chip vật lý mà chúng ta sờ thấy, nhìn thấy. Còn các hãng fab nổi tiếng hiện nay có Intel, TSMC, Global Foundries hay Samsung chẳng hạn.Trong khi đó, những hãng "fabless" (fabless manufacturing) sẽ tự mình thiết kế chip từ đầu đến cuối đúng như ý muốn, nhưng bản thân họ không tự sản xuất ra chip. Thay vào đó, họ đi nhờ một hãng fab gia công giúp mình. NVIDIA đã là một hãng fabless từ lâu, và bây giờ có thêm AMD nữa.Mô hình fabless giúp các hãng cắt giảm được khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, sản lượng, chất lượng, thời gian ra mắt lại không nằm trong sự kiểm soát của họ này mà phụ thuộc nhiều vào những công ty gia công. Đôi lúc chuyện này chẳng phải là vấn đề, nhưng có khi nó lại ảnh hưởng cực kì lớn đến việc mang sản phẩm ra thị trường của những công ty fabless. Ví dụ: dây chuyền TSMC 40nm đời đầu có vấn đề khá nghiêm trọng, dây chuyền 28nm của Global Foundries thì gặp vấn đề về khung thời gian sản xuất...ARM đi một bước xa hơn những hãng fabless: hãng thậm chí chẳng bán một con chip nào ra thị trường cả. Thay vào đó, ARM thiết kế nên các tài sản trí tuệ (Intellectual Property, hay IP, bao gồm kiến trúc tập lệnh chỉ dẫn - ISA, vi xử lí, bộ xử lí đồ họa, các giao tiếp nội liên kết) rồi đem đi cấp bản quyền cho những công ty nào muốn dùng IP của hãng. Những khách hàng của ARM sau đó sẽ dùng bộ IP mà họ được cấp phép sử dụng để thiết kế nên con chip của riêng mình. Những khách hàng này có thể là các hãng fabless (như NVIDIA sử dụng kiến trúc ARM trong những chip Tegra chẳng hạn) hoặc các hãng có dây chuyền sản xuất của riêng mình (như Samsung dùng nhân xử lí ARM với các chip Exynos).Đây là một mô hình cực kì độc đáo và tính đến thời điểm hiện tại có thể nói ARM là công ty có một không hai áp dụng kiểu cấp bản quyền IP như trên. Thực chất Intel cũng đã từng cấp bản quyền sử dụng ISA x86 vào những ngày đầu cho AMD để AMD giúp đỡ việc sản xuất CPU, nhưng sau đó hai bên đã xảy ra một số vụ án pháp lý. Tính đến thời điểm hiện tại, một phần của kiến trúc x86 đã mở ra cho mọi người sử dụng, nhưng một số tính năng nâng cao thì cần đến sự cấp phép của Intel, một số khác thì cần AMD cho phép. Intel cũng có những tính năng dành riêng cho những vi xử lí của mình và hãng không cung cấp nó cho bất kì một công ty bán dẫn nào.Trong khi đó, ARM cung cấp hết mọi thứ, từ công nghệ đến tính năng, cho bất kì công ty nào muốn mua bản quyền bởi đây chính là "nồi cơm chính" của hãng. Trong khi đó, Intel kiếm thu nhập từ những con chip vật lý do họ sản xuất và bán ra.Nếu như trong làng PC, Intel đưa ra định nghĩa cho các nền tảng, và thường thì CPU của hãng là thứ có Bo
M (Bill of Materials - chi phí vật liệu) cao nhất. Trong khi đó, với smartphone và tablet, bộ xử lí trung tâm có thể chỉ chiếm khoảng 10% giá sản xuất ra một chiếc máy, ví dụ như So
C chỉ 15$ trong một thiết bị 400$, tức 3,75%).Các mô hình cấp bản quyền của ARMMô hình kinh doanh của ARM cực kì đơn giản, và như đã nói ở trên, nó khác biệt so với những gì chúng ta đã quen thuộc trong ngành PC. Ở cấp cao nhất, ARM cung cấp ba loại bản quyền sử dụng khác nhau: bản quyền kiến trúc, bản quyền POP và bản quyền bộ xử lí
Đối vớibản quyền kiến trúc, ARM sẽ cấp phép cho bạn sử dụng một trong số các kiến trúc của họ (ví dụ như ARMv7, ARMv8). Bạn hoàn toàn có thể thiết kế ra vi xử lí riêng dựa trên kiến trúc đó rồi ứng dụng theo cách mà bạn muốn, không phải dùng đến nhân Cortex A-Series của ARM. Qualcomm là ví dụ dễ thấy nhất bởi hãng đã dùng kiến trúc ARMv7 để tạo nên những nhân Krait vốn có mặt trong các So
C Snapdragon đời mới. Apple cũng sử dụng ARMv7 để tạo nên Swift, tên mã của vi xử lí hai nhân trong chip Apple A6 . ARM sẽ giúp đỡ trong quá trình thiết kế nên vi xử lí của bạn để nó tương thích với tập chỉ dẫn do hãng đề ra, nhưng còn việc thiết kế nhân ra sao, ứng dụng như thế nào, hiệu năng, hiệu suất... thì hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.Nói cách khác, bản quyền kiến trúc là bản quyền "rộng rãi" nhất bởi bạn có thể thoái mái sắp xếp các khối nhớ, bộ nhớ đệm, vi mạch, bố cục đế nhân xử lí,... tùy vào mức độ hiệu năng mong muốn. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có khả năng sử dụng bản quyền kiến trúc bởi việc tự tạo ra nhân xử lí rất tốn kém tiền bạc, thời gian và đòi hỏi kiến thức rất cao. ARM hiện có khoảng 1000 bản quyền được cấp cho 320 đối tác. Và chính vì sự tốn kém nói trên mà trong số 320 đối tác, chỉ có 15 hãng mua bản quyền kiến trúc mà thôi.
Thủ thuật Android
Thủ thuật điện thoại
Thủ thuật hay

Bạn đang sử dụng điện thoại Android, đôi khi bạn không biết là thiết bị mình đang dùng là sử dụng CPU nhân ARM hay x86. Vì nếu như bạn cài một số file APK ở những trang chia sẻ phần mềm, và trên trang TPM PC mình cũng hay chia sẻ bạn để ý mình luôn chia 2 file APK cho 2 CPU khác nhau là ARM và x86. Điều này làm bạn khó phân biệt rằng không biết mình đang sử dụng điện thoại dùng CPU nhân ARM hay x86. Bài viết sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết điện thoại Android sử dụng chip ARM hay X86 nhanh nhất.

Xem thêm: Giải Mã Ý Nghĩa Của Hoa Sen Trong Văn Hóa Việt Nam, Những Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Hoa Sen

*

Hướng dẫn phân biệt điện thoại Android sử dụng chip ARM hoặc X86

Ví dụ với một bài viết mình chia sẻ trên site về link tải file APK phần mềm SPMC như hình dưới đây:

*

Nhìn vào hình trên có lẽ bạn sẽ không biết được điện thoại Android của bạn sử dụng CPU nhân ARM hay x86. Và nếu là nhân ARM thì là aarch hay armeabi. Vậy hãy đọc bài phân biệt và nhận biết chi tiết nhân CPU điện thoại của bạn nhé.

Cách nhận biết chip ARM và X86

Lưu ý: Phương pháp kiểm tra này áp dụng cho tất cả các thiết bị chạy Android như điện thoại smartphone, Android TV Box và Android TV.

Bước 1. Tải về và cài đặt ứng dụng AIDA64 Premium cho Android đã loại bỏ quảng cáo theo link dưới đây:


*

Bước 2. Tại giao diện chính ứng dụng bạn kích chọn vào CPU để xem thông tin chi tiết.

*

Bước 3. Tại đây hãy để ý đến mục Instruction Set nếu hiển thị là ARMv8 (một số thiết bị sẽ là ARMv7) thì sẽ là điện thoại sử dụng CPU nhân ARM.

*

Còn nếu hiển thị x86 như hình dưới thì là CPU sử dụng nhân x86.

*

Ngoài ra còn có một số thiết bị Android sử dụng chip do n
Vidia sản xuất có tên gọi là Tegra sẽ có thông số tại CPU như sau:

*

Qua đây bạn cũng biết được thiết bị có hỗ trợ armeabi hay không để lựa chọn file APK phù hợp với thiết bị của bạn. Bây giờ bạn hãy thử nhìn lại ảnh đầu tiên mà mình đưa ra minh họa, việc tải file APK phù hợp với thiết bị của bạn từ nay sẽ không còn gặp khó khăn nữa rồi đúng không nào? Trên đây là bài hướng dẫn nhận biết, phân biệt điện thoại Android sử dụng chip ARM hay X86 của mình. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *